Hầu như tất cả mọi hoạt động của con người phải chăng đều nhằm một mục đích là ngăn cản con người cảm nhận được đời mình, nhờ sự phân tán liên tục các dòng tư tưởng của họ. Sự chuyển biến điên cuồng này là một trò múa rối, một ảo giác làm cho con người ta quên mất mình là ai.

Thế nhưng tại sao người cao thượng luôn mong muốn điều ngược lại? Tại sao họ lại mong muốn được cam chịu khổ đau vì cuộc sống? Bởi vì họ đã vễnh tai lên để nghe ngóng và ý thức được vấn đề, họ tuyên bố: "tôi chỉ muốn là tôi thôi". Vấn đề này thực sự là kinh khủng, bởi vì nó đặt ra cho người ta một câu hỏi phi thường: Tại sao tôi phải sống trên đời? Tôi đã học được gì từ đời sống này? Làm thế nào tôi mới có thể trở thành tôi? Họ luôn băn khoăn day dứt và nhận thấy rằng không ai đau khổ hơn mình....

Trái lại thì những con người đồng loại với họ đang say sưa giơ cả hai tay về những biến cố huyễn hoặc đang được bày ra trên sân khấu, trong đó có cả hàng trăm vai trò khác nhau, người trẻ tuổi, kẻ già nua, bậc cha mẹ, công dân, thầy tu, công chức, nhà buôn... tất cả đều khoe khoang và chỉ nghĩ đến tấn hài kịch mà họ đang đóng với nhau, không nghĩ gì tới thế giới mà họ đang sống.

Với câu hỏi: tại sao tôi sống trên đời? Họ sẽ lập tức trả lời với vẻ kiêu hãnh: để trở thành một công dân tốt, một nhà thông thái, một luật sư... nhưng dù sao đi nữa thì những con người này vẫn cứ là họ, là một đồ vật không hơn không kém chứ chẳng phải thứ gì khác.

Theo Nietzsche
THM sưu tầm