Ở nơi con người, sự biểu đạt mạnh
mẽ nhất của ý chí sống là động lực duy trì nòi giống. Động lực này mạnh tới mức
khiến con người phớt mặc cả cái chết của cá nhân. Một khi sự bảo tồn cá thể
được thực hiện thì sinh vật người vươn tới sự duy trì nòi giống nhằm bảo tồn
chủng loại.
Qua chiến lược và cực hình
"tử đạo" của sự sinh sản, mọi cơ thể bình thường lúc trưởng thành đều
vội vã tự hy sinh cho nhiệm vụ sinh sản: từ con nhện đực bị xơi trọn do chính
con cái nó vừa mới làm cho sinh sản, hay con tò vò tận tuỵ kiếm thức ăn nuôi
đàn con mà nó sẽ không bao giờ hội ngộ, đến con người phải ra thân tàn ma dại
trong nỗ lực nuôi ăn, lo mặc và giáo huấn bầy con sinh sản là mục đích tối hậu
của mọi cơ thể, bản năng mãnh liệt nhất của nó; vì chỉ có cách ấy ý chí mới có
thể chinh phục cái chết.
Sự đam mê cái khác giới bị mê
hoặc bởi ý chí chủng loại hơn là bởi cá nhân. Một khi mục đích bảo tồn nòi
giống được bảo tồn từ phía cá thể thì trò chơi lường gạt của tự nhiên là tình
yêu cũng mất đi mọi ý nghĩa.
Sắc đẹp của đàn bà, một thứ nghệ
thuật quan trọng nhất, một phương tiện dẫn đến mục đích truyền giống và bảo tồn
nòi giống sẽ sớm tàn phai sau khi đã thực hiện được chức năng. Trong tình yêu
tình dục, mỗi cá thể thực chất chỉ là công cụ của chủng loại. Tình yêu chết dần
trong hôn nhân vì thiên nhiên không cần chơi trò lường gạt nữa. Chỉ có ý chí
sống thể hiện trong chủng loại là mãi mãi không đổi theo không gian và thời
gian, và dường như có lẽ nó có thể đánh bại ngay cả thần chết?
Theo Schopenhauer
THM sưu tầm