“Không nên nhìn lỗi người
Người làm hay không làm
Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay không làm”.
(Kinh Pháp Cú)

Lời nhắc nhở khuyên nhủ trên đây của đức Phật, nhằm giúp chúng ta khi tu hành không nên nhìn ra ngoài, mà hãy nhìn vào trong ta, kiểm điểm lại ta, quan sát lại ta, tư duy về ta... để tìm ra những lỗi lầm của mình, nhờ đó thấy được lỗi lầm, ta mới cố gắng khắc phục làm không cho phạm phải những lỗi lầm đó nữa.

Nếu hằng ngày chuyên cần làm những công việc này, tức là ngăn ác và diệt ác pháp thì tâm ta không còn lỗi lầm. Tâm không còn lỗi lầm là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là tâm vô lậu, là tâm hết khổ đau.

Lời khuyên: “Không nên nhìn lỗi người”. Biết lỗi người thì tâm ta sinh ra đau khổ. Thường ở đời, người ta đều thấy lỗi người, chứ ít ai thấy lỗi mình, do đó tâm nhiều đau khổ, vì vậy đức Phật khuyên dạy: “Không nên nhìn lỗi người”.

Người làm ác, làm thiện, ta không nên lưu ý đến, họ làm ác thì họ phải chịu mọi sự khổ đau, chứ ta cũng không chịu thế cho họ được, vì vậy, ta không lưu ý đến mọi việc của người khác như lời khuyên này: “Người làm hay không làm” ta không cần biết đến, chỉ “Nên tự nhìn thân ta” xem xét lại ta, coi ta có tạo nên lỗi lầm gì không? Nếu có lầm lỗi thì cố gắng khắc phục, đừng để vi phạm những lỗi lầm đó nữa.

Trưởng lão Thích Thông Lạc
THM trích ghi