Cổ thi có câu: “Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt, kim nguyệt hà tằng kiến cố nhân”. Người xưa không thấy được vầng trăng ngày nay, người nay cũng không thể thưởng thức được vầng trăng ngày xưa, song vầng trăng đã chứng kiến được bao sự đổi thay của kim cổ.

Và nếu gương trăng có được mối suy tư, chắc cũng sẽ tự hỏi: Không lẽ đời người sanh ra, rồi chỉ biết lo giành giật mưu sinh để rồi chết trong đau khổ, vậy đâu là niềm hạnh phúc chân thật của kiếp người? Ưu tư của vầng trăng cũng là nỗi ưu tư của người có trí tuệ, không chấp nhận thân phận bọt bèo của kiếp người, chỉ sanh ra để đấu tranh sinh tồn và cuối cùng chết trong hoảng hốt…

Vì thế, hiểu được trạng thái con người khi chết như thế nào, và sau khi chết đi về đâu, để thiết lập cho bản thân một cuộc sống có ý nghĩa, có định hướng là điều chúng ta cần phải tranh thủ làm ngay trong những ngày còn lại ngắn ngủi trên cõi dương thế này.

THM sưu tầm