Bia mộ, tử thần, quạ… là biểu
tượng của cái chết, vậy không có gì khó hiểu khi con người sợ hãi khi đi vào
nghĩa địa. Một cơn gió bình thường, một tiếng lá xào xạc trong nghĩa địa cũng
có tác động hơn hẳn so với khi ở bên ngoài. Chúng ta không chỉ chạy trốn khỏi
trí tưởng tượng của mình, mà chúng ta còn theo bản năng, chạy trốn cả cái chết.
Dù muốn hay không, con người cũng
đều phải chết. Do đó, ngoài việc cố gắng tìm mọi cách để cố sống, chúng ta còn
làm những cách khác như định nghĩa lại cái chết. Người ta vẫn thường cố gắng
nói rằng cái chết là do thần chết ban cho chúng ta.
Tại sao lại phải là do một chủ
thể nào đó bắt chúng ta phải chết?
Đơn giản là vì thật khó để phải
thừa nhận rằng chúng ta chắc chắn sẽ chết, tạo nên một hình tượng như thần chết
đưa cái chết đến cho chúng ta đồng nghĩa với việc con người có thể giao tiếp
được với cái chết, có thể chấp nhận hoặc cũng có thể dùng mánh khóe để đánh lừa
cái chết.
Cũng có nhiều người, nhiều tôn
giáo luôn khuyên răn con người làm điều tốt, sống tốt sẽ được lên thiên đường,
những người xấu sẽ bị đày xuống địa ngục. Ở đây, khái niệm thiên đường – địa
ngục ngoài mục đích uốn nắn con người, nó còn thể hiện khát vọng của con người,
chúng ta không muốn biến mất, ngay cả khi ở địa ngục, chúng ta vẫn tồn tại.
THM sưu tầm