Tolstoy cho rằng hầu hết mọi
người trên đời này đều đang say sưa lè lưỡi ra để liếm thứ mật chết người này.
Nhưng Tolstoy cảnh báo những người này rằng, đến một lúc nào đó họ sẽ không thể
liếm được nữa: “ Họ không thấy rằng con rồng đang chờ đợi họ, họ cũng không
thấy hai con chuột đang gặm nhấm vào cành cây mà họ đang bám vào; họ chỉ đơn
giản liếm những giọt mật. Nhưng họ chỉ ‘tạm’ liếm những giọt mật này trong khi
đang chờ đợi. Một cái gì đó sẽ xoay hướng sự chú ý của họ sang con rồng và hai
con chuột và tất nhiên sự liếm mật của họ sẽ có một kết thúc.”
Và Tolstoy cũng nói lên sự kinh
ngạc của mình là tại sao một hoàng tử trẻ tuổi của Ấn Độ cách đây hơn 20 thế kỷ
đã từ chối liếm thứ mật chết người này, vậy mà nhân loại của ngày hôm nay vẫn
chưa thức tỉnh và vẫn còn say sưa liếm thứ mật ấy. Và đây là lời của đại văn
hào Nga Tolstoy:
“Cái trí tưởng tượng nghèo nàn
của những người này khiến cho họ quên đi cái mà đã không để lại cho hoàng tử
Tất Đạt Đa chút bình an nào. Sự cốt yếu của bệnh tật, tuổi già và cái chết, mà
nếu không hôm nay thì ngày mai sẽ huỷ diệt những lạc thú này.”
Riêng cá nhân mình thì Tolstoy
khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: “Giống như Tất Đạt Đa, tôi không tìm thấy lạc
thú trong cuộc đời một khi đã đi tới chỗ biết cái gì là tuổi già, sự đau khổ và
cái chết”.
Và Tolstoy cho rằng, chỉ có cái
chết là chắc chắn còn mọi cái khác đều là lừa dối và lường gạt cả: “Có chăng
một ý nghĩa trong đời tôi, cái ý nghĩa mà sẽ không bị hủy diệt bởi cái chết của
tôi – cái chết tất yếu, và đang tới gần.”
Và từ nỗi đau đớn cùng cực ấy,
Tolstoy cũng đặt dấu hỏi luôn cả sự tồn tại của nhân loại trên mặt đất này,
phải chăng sự tồn tại ấy là hoàn toàn vô nghĩa? “Hằng triệu người đã sống và
bây giờ đang sống, họ đã gán cho cuộc đời họ ý nghĩa nào?”
THM sưu tầm