Nghệ thuật marketing, PR, truyền
thông, chẳng có gì khác là đánh vào tâm lý, đánh vào điểm yếu của cái tôi. Kích
thích sự tò mò và “thói hưởng thụ” của cái tôi.
Nghệ thuật ngoại giao, chẳng có
gì tốt hơn là việc “lắng nghe” những gì người khác nói. Bởi vì ai cũng thích
nói hơn là thích nghe. Cái tôi tự nó thích thể hiện. Và bạn có thể lấy lòng
người khác với “không một lời nào”. Ghê gớm chứ?
Kinh doanh mua bán là đánh vào sự
ganh tỵ, sự thèm muốn, sự “thích chứng tỏ”, sự sĩ diện của cái tôi. Cậu mua cái
này đẹp? Tôi sẽ mua cái khác độc hơn mà cóc đụng hàng. Cậu mua đồ bên Hàn? Tôi
đặt ship từ Mỹ về. Cậu sexy? Tôi gợi cảm. Cậu lịch lãm? Tôi bụi bặm… Có quá
nhiều để có thể liệt kê hết…
Từ cái tôi, nảy sinh cả đống dịch
vụ không cần thiết hoặc chẳng có gì hay ho, nhưng thật sự thì chúng đã, đang
thịnh hành và tiếp tục phát triển.
Chúng ta hình như hàng ngày đều
vác cái tôi của mình ra bắt nó phải chạy đua, phải làm cái này, phải làm cái
kia, phải tranh đấu, phải hơn thua, phải tham gia vào cái vòng xoáy của những
nhận định, những lời khen tiếng chê, lời ra tiếng vào, đến tối mịt mệt mỏi rã
rời, nếu không thì sẽ bị thế lọ, bị thế chai… Có gì khác với một con rối chăng?
Cái tôi là gì, hình thù thế nào?
Có lẽ nó vô hình, hoặc vô dạng. Nhưng người ta có thể dễ dàng cột dây và dắt
mũi nó như một con bò. Nhìn cách mà giới truyền thông đang dắt mũi giới trẻ thì
biết. Truyền thông đăng tải cái này, truyền thông muốn chúng ta biết đến cái
kia, truyền thông thích thì khuếch trương và lăng xê cho trường phái này, thích
bỏ qua trường phái kia… Và thế là chúng ta ngồi nhận những thứ đó giống như một
đứa trẻ ngồi chờ được phát bánh.
THM sưu tầm